Nghe nhạc là hoạt động giải trí phổ biến nhất của chúng ta. Có thể nói âm nhạc đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc: âm nhạc ảnh hưởng tới não bộ của chúng ta như thế nào? Nghe nhạc như thế nào là tốt và không làm ảnh hưởng đến sự tập trung? Nghe nhạc có thực sự giúp bạn thư giãn?… Hãy cùng xem xét một vài khía cạnh khoa học từ ảnh hưởng của âm nhạc tới não bộ của chúng ta nhé.

   Học nhạc một sở thích phổ biến

Phát hiện quan trọng nhất trong sự liên quan giữa âm nhạc và não bộ là mọi người dường như thích một hoặc nhiều loại nhạc khác nhau. Sự thật “mọi người đều thích nghe nhạc” có một ảnh hưởng tâm lí lên tâm trí của những người khác khiến cho âm nhạc phổ biến và được yêu thích rộng rãi! Hơn thế nữa, âm nhạc dường như cũng truyền đạt những trải nghiệm thú vị cho người nghe. Khi một người nghe nhạc, một phần của não bộ – vùng thể Vân bụng – tiết ra Dopamine, một chất khiến con người hạnh phúc và hài lòng hơn.

   Nghe nhạc buồn hay vui ảnh hưởng tới cách chúng ta nhìn sự việc thực tế

Ngay khi nghe qua giai điệu của 1 đoạn nhạc, bạn đã có thể xếp bản nhạc đó vào thể loại nhạc buồn hay vui. Não bộ của chúng ta phản ứng khác nhau với các bản nhạc buồn hoặc vui. Các nhà khoa học đã làm thử nghiệm này và chỉ ra rằng: Chúng ta có xu hướng nhìn nhận một bức ảnh chân dung bình thường ở trạng thái buồn hay vui tương ứng với bản nhạc mà chúng ta vừa nghe. Cần chú ý thêm 1 chút qua ví dụ này: âm nhạc tác động cùng chiều tới cách bạn nhìn nhận sự việc, nhưng không phải là cách “cảm nhận”. Về khoa học: “nhìn nhận” và “cảm nhận” là hai hoạt động khác nhau. Điều này lí giải tại sao có những người thích nghe nhạc buồn như một cách giải trí mà tâm trạng của họ không cảm thấy buồn. Những người này hiểu được nỗi buồn thông qua giai điệu của bản nhạc, nhưng họ không thực sự hòa mình, “cảm nhận” bản nhạc do vậy họ không bị ảnh hưởng bởi giai điệu buồn của bài hát. Trong thực tế, có thể bạn không để ý nhưng đã có rất nhiều ví dụ cho việc ứng dụng tác động này của âm nhạc. Bạn có để ý những bản nhạc thường được dùng trong các quán cà phê du dương, êm ái, có thể hơi buồn. Các bản nhạc trong những siêu thị mua sắm lại thường rộn rã, vui tươi…

   Âm nhạc tác dụng tự làm dịu

Học nhạc có tác dụng làm dịu tâm trí con người. Nghe hoặc chơi nhạc có thể khiến giải tỏa lo âu hoặc căng thẳng. Mọi người thường nghe các loại nhạc êm dịu như một cách loại bỏ căng thẳng sau một ngày dài. Ảnh hưởng của âm nhạc tương tự như việc phun hơi nước vào một vùng không khí nóng và đầy bụi. Nước sẽ làm lắng bụi trong không khí và làm giảm nhiệt độ, còn âm nhạc thì phân lớp những suy nghĩ hỗn loạn của bạn và giúp đầu óc bạn sáng suốt hơn.

  Nghe nhạc với âm lượng vừa phải thể kích thích sự sáng tạo của chúng ta

Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: So với môi trường yên lặng (50dB) và môi trường với tiếng nhạc nhỏ vừa phải (70dB) giúp chúng ta hoàn thành các công việc cần sự sáng tạo tốt hơn. Trong khi môi trường ồn với tiếng nhạc lớn (trên 85dB) làm chúng ta không thể hoàn thành các công việc đó.

học đàn piano

Các nhà khoa học lý giải rằng khi bạn nghe nhạc với âm lượng vừa phải hoặc hơi nhỏ sẽ làm bạn hơi sao nhãng 1 chút và kích thích phần não bộ liên quan tới trí tưởng tượng. Bạn bị tác động bởi các âm thanh xung quanh, nhưng việc thực sự không nghe rõ lắm các âm thanh đó sẽ đánh thức trí tưởng tượng của bạn. Một cách vô hình, khi đó bạn sẽ làm tốt hơn các công việc có liên quan đến sự sáng tạo. Còn khi bạn gặp phải những âm thanh quá lớn, những âm thành này sẽ phá vỡ dòng suy nghĩ hoặc sự tập trung của bạn, ngay lập tức buộc bạn phải chú ý tới chúng. Do đó, âm lượng quá lớn sẽ làm ngắt quãng các hoạt động của não bộ, khiến bạn khó tập trung để làm việc. Điều này lý giải tại sao một vài văn phòng thường để tiếng nhạc nền hơi nhỏ, hoặc tại sao có những người thích làm việc ngoài trời, tại các quán cà phê hay các công viên. Thói quen làm việc là khác nhau với mỗi người, nhưng giờ thì bạn có thể hiểu hơn tại sao họ làm việc theo cách như vậy mà vẫn có hiệu quả.

   Chơi một nhạc cụ thể giúp tăng cường khả năng duy, ngôn ngữ vận động

Chúng ta thường nghe rằng âm nhạc có tác động tốt tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Các bác sỹ thường khuyên các bà mẹ nghe nhạc ngay từ khi mang bầu để có những tác động tốt tới em bé. Việc tập cho trẻ chơi một nhạc cụ nào đó còn có tác động rõ rệt hơn thế. Qua thực nghiệm, các nhà khoa học chỉ ra rằng những đứa trẻ có từ 3 năm trở lên tập chơi một nhạc cụ nào đó có những biểu hiện phát triển rõ rệt thấy rõ so với các bạn cùng tuổi nhưng không tập học nhạc cụ. Khả năng nghe và hiểu của chúng tốt hơn, khả năng ngôn ngữ và biểu hiện cảm xúc tốt hơn, trí nhớ và trí tưởng tượng cũng tốt hơn rất nhiều. Từ việc cảm nhận, hiểu vấn đề tốt hơn, những đứa trẻ này học theo các hành động nhanh hơn và có thể thực hiện những công việc đòi hỏi sự khéo léo tốt hơn các bạn khác. Ngoài ra, học nhạc còn giúp cải thiện tâm trạng và tiếp thêm sinh lực cho những người mệt mỏi. Đây là kết quả quan sát được khi tiến hành đo mức năng lượng ở những cá nhân được nghe thứ âm nhạc mà mình yêu thích. Học nhạc ảnh hưởng đến tâm trạng hiện tại và kích hoạt các loại tâm trạng, cảm xúc khác.

   Học nhạc làm tăng mức Serotonin

Các vấn đề như lo lắng quá mức, lo âu, trầm cảm tạo ra một tình huống lộn xộn trong não, cản trở khả năng làm việc, khả năng lập luận, và khiến việc thực hiện các nhiệm vụ thông thường trở nên khó khăn. Điều này xảy ra khi mức độ Serotonin torng não giảm xuống. Khoảng năm mươi triệu tế bào não bị ảnh hưởng bởi nồng độ serotonin. Âm nhạc gây nên sự gia tăng đột biến nồng độ Serotonin, trong đó có những ảnh hưởng tích cực trên các tế bào não kiểm soát tâm trạng. Đó là lí do người ta hay sử dụng âm nhạc như một liệu pháp điều trị rối loạn lo âu.

học đàn piano

PIANO PLAZA MUSIC SCHOOL
🏫 Hiệu Trưởng: Thạc sĩ – Nhạc sĩ HỒ NGỌC LINH – Giảng viên Nhạc Viện TP.HCM
🏫 Địa chỉ: 64 Phan Xích Long, Phường 3, Q. Phú Nhuận

☎️ Homephone: (028) 6659 7775
📞 Tư vấn:  0919.569.510