Nếu bạn có đam mê ca hát và mong muốn trở nên chuyên nghiệp hơn, thì hãy rèn luyện và cải thiện khả năng ca hát mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên học thanh nhạc để cải thiện cả về kỹ thuật hát cho hoàn hảo.
Những lợi ích khi học thanh nhạc
Thanh nhạc là một bộ môn nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ và âm nhạc. Sở dĩ học thanh nhạc hiện nay được nhiều người quan tâm bởi nó mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể như:
– Học thanh nhạc giúp cải thiện kỹ thuật hát, giúp bạn phát triển đa dạng hơn trong cách hát.
– Tăng khả năng thuyết trình hấp dẫn và thuyết phục người nghe tốt hơn.
– Học thanh nhạc giúp bạn kiểm soát cao độ, từ đó mỗi câu hát sẽ chứa nhiều cảm xúc và truyền cảm.
– Việc luyện thanh thường xuyên, sẽ giúp bạn tự tin hơn từ giọng nói đến hơi thở và cử chỉ.
Bên cạnh, học thanh nhạc không chỉ đơn giản giúp bạn hát hay mà còn giúp bạn phát triển tư duy, tăng khả năng sáng tạo, tích cực hơn.
Tổng hợp 07 kỹ thuật thanh nhạc giúp phát triển giọng hát
Một giọng hát truyền cảm nhưng thiếu kỹ thuật cũng là một điểm khuyết. Chính vì vậy, nắm chắc các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản sẽ giúp bạn thể hiện các ca khúc trọn vẹn và dễ dàng chinh phục những bài khó.
1. Lực hát
Đây là kỹ thuật cơ bản đầu tiên. Bạn cần luyện tập đều đặn hơi thở, hít sâu rồi thở ra. Khi cơ hoành khỏe sẽ tạo điều kiện cho lực đẩy mạnh, âm thanh to rõ hơn.
2. Kỹ thuật rung ngân giọng hát
Bạn sẽ hát một nốt rồi ngân dài, sau đó thay đổi cao độ lên xuống quanh nốt. Cao độ biến đổi có thể ảnh hưởng bởi lực đẩy cơ hoành và hơi từ phổi. Hơi từ cơ hoành đẩy càng tốt thì rung giọng càng nhẹ nhàng.
3. Cảm xúc (Feeling)
Trước khi hát, bạn cần suy nghĩ về ca khúc sắp trình bày, ý nghĩa để thả cảm xúc vào cho đúng.
Cảm xúc thông thường đến từ bên trong nhưng người hát lúc thể hiện sẽ để ý nhiều đến cao độ, tiết tấu, lời bài hát.
4. Sắc thái (Nuance)
Đây là cách hát từ, cụm từ, câu hát với độ mạnh nhẹ phù hợp. Sắc thái có thể thay đổi lực hát có khi mạnh mẽ, có khi nhẹ nhàng,…
5. Kỹ thuật Melisma
Melisma là kỹ thuật luyến láy, chỉ cần chăm chỉ tập luyện theo âm giai ngũ cung hay âm giai Blues. Và bắt chước ca sĩ hát rồi phiêu dần theo.
6. Kỹ thuật Bent note (Bẻ cong nốt)
Bẻ cong nốt là kỹ thuật thanh nhạc phổ biến trong nhạc Pop, R&B và Soul. Khi thể hiện bài hát, người hát sẽ kết hợp kỹ thuật bẻ cong cùng kỹ thuật luyến đơn nhiều nốt, nhằm tạo ra các câu hát đặc sắc.
7. Kỹ thuật Breathy voice
Tập nói giống giọng “sexy” để thành thói quen rồi khi hát cố gắng đẩy hơi nhiều hơn nhằm tạo ra âm thanh đầy đặn hơn.
Việc đẩy hơi sẽ làm thanh đới làm việc nhiều, vì vậy bạn chỉ nên tập thành nhiều lần trong ngày khoảng 10 phút trên lần. Đừng cố gắng luyện tập suốt 3-5 tiếng sẽ dễ bị khàn giọng, tắt tiếng.
Trên đây là một số kỹ thuật thanh nhạc cơ bản, hi vọng sẽ giúp bạn sở hữu giọng hát có chiều sâu và vang xa hơn. Từ đó là nền tảng để bạn dễ dàng chinh phục những nốt nhạc, bài hát.
Nếu thật sự yêu thích thanh nhạc và mong muốn theo đuổi con đường nghệ thuật chuyên nghiệp mà chưa biết học ở đâu, hãy nhanh tay đăng ký học thanh nhạc ngay tại Piano Plaza Music School.
Leave A Comment