Bạn đã từng nghe một bản nhạc trên đài radio và nghĩ rằng: “chà, sẽ thật tuyệt nếu mình biết chơi bài nhạc này nhỉ?” Bạn bè của bè có biết chơi nhạc cụ? Bạn có muốn tập chơi cho vui không? Bạn có muốn mở rộng kiến thức về âm nhạc?… học những điều cơ bản về cách đọc nhạc có thể giúp bạn trả lời được các câu hỏi trên trong một khoảng thời gian ngắn hơn là bạn đang nghĩ đấy!

Theo cách đơn giản nhất, âm nhạc là một ngôn ngữ tương tự như việc bạn đang đọc một cuốn sách. Những biểu tượng bạn thấy trên các trang của một văn bản nhạc đã được sử dụng hàng trăm năm nay. Chúng đại diện cho cường độ, tốc độ và nhịp điệu của một bài hát mà người nhạc sĩ muốn truyền tải, cũng như cách diễn đạt thông qua các kỹ thuật được sử dụng trong bài. Hãy tưởng tượng nốt nhạc như những ký tự và nhịp điệu như những cụm từ trong một câu văn… học cách đọc nhạc thực sự mở ra một thế giới hoàn toàn mới để khám phá!

Bước 1: Đọc các ký hiệu cơ bản trong bản nhạc

Âm nhạc được tạo thành từ nhiều ký hiệu khác nhau, cơ bản nhất gồm có khuông nhạc, khóa nhạc và nốt nhạc. Tất cả bản nhạc đều chứa những thành phần cơ bản này và để học được cách đọc nhạc, trước hết bạn phải làm quen với những ký hiệu trên.

Khuông nhạc

Một khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ và 4 khe. Các dòng kẻ và khe nhạc miêu tả những nốt nhạc có tên từ A (la) đến G (sol), các nốt nhạc sẽ di chuyển theo thứ tự bảng chữ cái trên khuông nhạc.

Khóa Sol

Có hai khóa chính để bạn làm quen; đầu tiên là khóa Sol. Khóa Sol biểu hiện cho vị trí của nốt Sol (G). Khóa Sol chú giải cho quãng trung và quãng cao trên đàn, vì vậy nếu nhạc cụ của bạn có âm cao hơn như sáo, violin hoặc saxophone, bản nhạc của bạn sẽ sử dụng khóa Sol. Những nốt cao hơn trên phím (dây) đàn sẽ được viết trên khuông nhạc có khóa Sol.

Chúng ta sử dụng những thuật nhớ thông thường để nhớ tên nốt nhạc trên dòng kẻ và khe nhạc của khóa Sol. Đối với dòng kẻ, chúng ta có các nốt EGBDF (Mi Sol Si Re Fa) bằng những từ gợi ý “Every Good Boy Does Fine”. Tương tự như khe nhạc, chúng ta có các nốt FACE (Fa La Do Mi) giống từ gợi ý là “FACE”.

Khóa Fa

Ký tự ngoặc tròn như dấu hỏi đứng trước dấu hai chấm đầu khuông nhạc gọi là khóa Fa. Khóa Fa biểu hiện cho vị trí của nốt fa. Khóa Fa chú giải các quãng âm thấp hơn trên đàn. Khóa trầm chú giải quãng âm thấp hơn của âm nhạc, vì vậy nếu nhạc cụ của bạn có cường độ thấp hơn, chẳng hạn như kèn Bassoon, kèn tuba hoặc Trung hồ cầm (cello), bản nhạc của bạn được viết ở khóa Fa. Những nốt thấp hơn trên phím đàn của bạn được chú giải ở khuông nhạc khóa Fa.

Một thuật nhớ thông thường để nhớ tên nốt cho dòng kẻ của khuông nhạc khóa Fa là: GBDFA (Sol Si Re Fa La): “Good Boys DFine Always”. Tương tự các khe nhạc sẽ có nốt: ACEG (La Do Mi Sol): “All Cows Eat Grass”.

Nốt nhạc

Nốt nhạc đặt trên khuông nhạc cho chúng ta biết tên của từng nốt ứng với vị trí nào trên đàn cũng như trường độ (độ dài tiết tấu) của nốt nhạc đó. Mỗi nốt nhạc có 3 phần: đầu nốt, phần thân và phần đuôi.

Phần đầu nốt nhạc sẽ thể hiện cho trường độ (dài hoặc ngắn) của nó: đầu nốt đen (trường độ ngắn) và đầu nốt trắng (trường độ dài hơn). Nơi nốt nhạc đặt trên khuông nhạc (dòng kẻ hoặc khe nhạc) xác định cho nốt nhạc nào bạn sẽ chơi. Thông thường, đầu nốt nhạc sẽ nằm trên hoặc dưới 5 dòng kẻ và 4 khe nhạc của một khuông nhạc. Trong trường nốt nhạc thấp hoặc cao hơn vị trí sẵn có trên khuông nhạc, sẽ xuất hiện thêm dòng kẻ phụ tương ứng với dòng kẻ được vẽ xuyên qua nốt nhạc, trên hoặc dưới đầu nốt để xác định tên nốt nhạc để chơi, như trường hợp của nốt Si và nốt Đô bên trên hình.

Đuôi nốt nhạc là một đường thẳng kéo dài lên trên hoặc xuống dưới từ đầu nốt nhạc. Hướng của thân nốt nhạc không ảnh hưởng đến cách bạn chơi nhạc, việc vẽ thân nhạc lên trên hoặc hướng xuống sẽ đơn giản hóa trong việc đọc nốt. Theo quy định, bất kỳ nốt nhạc nào ở trên dòng kẻ thứ 4 từ dưới đếm lên (vị trí nốt Si) trên khuông nhạc đều có các thân nốt hướng xuống, những nốt nhạc bên dưới dòng kẻ vị trí nốt Si (B) sẽ có thân nốt hướng lên trên.

Bên cạnh đó, mục đích của việc có nhiều loại đầu nốt (đen và trắng) nhằm thể hiện cho trường độ (độ dài tiết tấu) tương ứng với từng nốt, từ đó người chơi sẽ biết cách đàn các nốt nhạc với nhiều tiết tấu khác nhau. Hình ảnh bên dưới sẽ cho chúng ta dễ so sánh hơn giữa các loại hình nốt.

Điều ngược lại cũng có thể xảy ra, chúng ta có thể rút ngắn thời gian ngân nốt. Các nốt nhạc nhanh hơn (đều có đầu nốt màu đen) được biểu hiện bằng việc có hay không có đuôi giống như những diễn giải ở trên, hoặc bằng thanh ngang nối giữa các nốt nhạc. Mỗi đuôi nốt làm giảm một nửa trường độ của một nốt nhạc, vì vậy một đuôi đơn biểu thị 1/2 trường độ của một nốt đen, một đuôi kép bằng 1/4 trường độ một nốt đen…

Các thanh ngang cũng tương tự như vậy, trong khi cho phép chúng ta đọc nhạc rõ ràng hơn và giữ các chú thích ít lộn xộn. Như bạn thấy, không có sự khác biệt nào trong cách tính các nốt nhạc thứ 8 và thứ 16 ở trên.

Ngoài ra, còn nhiều cách khác nhau để kéo dài trường độ của một nốt nhạc. Ví dụ một chấm đứng sau đầu nốt nhạc, diễn giải cộng thêm một nửa trường độ của nốt nhạc đó. Dấu nối cũng có thể được sử dụng để mở rộng trường độ cho một nốt nhạc. Hai nốt có cùng cao độ được nối liền với nhau bằng giá trị của tổng hai nốt nhạc đó, tương ứng với việc giữ ngón trên đàn với trường độ của hai nốt.

 


Tuy nhiên, tính chất của âm nhạc thì không thể nào cứ nối tiếp vang lên mãi, vì vậy chúng ta có các dấu lặng. Trường độ nghỉ của các dấu lặng được tính tương tự với từng hình nốt nhạc ở hình bên dưới.

Bước 3: Cách đánh nhịp

Để chơi nhạc, bạn cần biết về âm tiết, nhịp điệu mà bạn sử dụng khi nhảy, vỗ tay hoặc gõ nhẹ chân của bạn cùng với bài hát. Khi đọc nhạc, âm tiết được trình bày tương tự như một phân số, với một số bên trên và một số bên dưới, chúng ta gọi đây là nhạc hiệu thời gian của bài hát. Tử số cho bạn biết có bao nhiêu nhịp điệu để giới hạn, khoảng trống của khuông nhạc ở giữa mỗi đường thẳng đứng (gọi là vạch nhịp). Mẫu số cho bạn biết giá trị nốt nhạc cho một nhịp đơn, xung nhịp chân của bạn kéo theo khi nghe.

Trong ví dụ trên, nhạc hiệu thời gian là 4/4, có nghĩa là có 4 nhịp mỗi gạch nhịp và mỗi một phần tư nốt tròn có một nhịp. Nhấp vào đây để nghe bản nhạc được viết bằng nhạc hiệu 4/4 và thử đếm từ 1,2,3,4 – 1,2,3,4 với số lần đánh ở trên.
Trong ví dụ dưới đây, nhạc hiệu thời gian là 3/4, có nghĩa là có 3 nhịp mỗi gạch nhịp và mỗi một phần tư nốt sẽ có một nhịp. Nhấn vào đây để lắng nghe bài hát được viết bằng nhạc hiệu 3/4 , hãy thử đếm nhịp, 1,2,3 – 1,2,3

Ngoài các giá trị nốt nhạc và nhạc hiệu thời gian, người chơi đàn cũng cần có khả năng cảm nhạc nhất định để gõ được chính xác các thể loại nhịp. Nhịp điệu cho biết khúc nhạc bạn định chơi nhanh hay chậm và thường được hiển thị ở trên đầu bản nhạc. Cụ thể chỉ số 60 BPM (số nhịp trong một phút) cho biết bạn sẽ đàn 60 nốt nhạc tương ứng với mỗi phút hoặc một nốt nhạc mỗi giây. Tương tự như vậy, nhịp 120 BPM sẽ gấp đôi tốc độ, tức 2 nốt nhạc một giây. Bạn cũng có thể thấy các từ tiếng Ý như “Largo”, “Allegro” hoặc “Presto” ở đầu bản nhạc, là các loại nhịp điệu phổ biến. Nhạc sĩ sử dụng một công cụ gọi là máy đo âm học để giúp họ giữ nhịp điệu trong khi luyện tập tác phẩm mới.

Bước 3: Chơi một giai điệu

Chúc mừng, bạn đã gần đạt được những kiến thức cơ bản để đọc nhạc rồi! Đầu tiên, chúng ta hãy nhìn vào thang âm. Một thang âm được tạo từ những nốt nhạc nối tiếp nhau, ví dụ: thang âm trong giọng Đô trưởng (C) bao gồm Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si, Đố (C, D, E, F, G, A, B, C), khoảng cách giữa nốt Đô đầu tiên của thang âm Đô trưởng và nốt nhạc Đô cuối cùng là một ví dụ về một quãng tám. Một khi bạn giảm thang âm Đô xuống, các thang âm của nốt khác sẽ bắt đầu dịch xuống vào đúng vị trí. Mỗi nốt nhạc của thang âm Đô trưởng (C) tương ứng với một phím trắng trên phím đàn của bạn.

Bạn sẽ nhận thấy rằng khi các nốt nhạc di chuyển theo hướng lên trên khuông nhạc, và di chuyển từ trái sáng phải phím đàn, cao độ của các nốt nhạc cao hơn. Vậy, các phím đen sẽ như thế nào, hãy xem thang âm Đô trưởng (C) mà chúng ta đang nhắc đến. Khoảng cách giữa các phím Đô (C) và Rê (D) trong giọng Đô trưởng (C) của bạn là một nguyên cung, tuy nhiên khoảng cách giữa phím Mi (E) và Fa (F) lại là một nửa cung, bạn có thấy sự khác biệt không? Các phím Mi (E) và Fa (F), Si (B) và Đô (C) không có phím màu đen ở giữa chúng, do đó chúng chỉ cách một nửa cung so với các phím trắng có xen kẽ phím đen còn lại. Vậy, khoảng cách giữa các phím trắng trên đàn sẽ có dạng: Đô-Rê: 1cung, Rê-Mi: 1cung, Mi-Fa: 1/2cung, Fa-Sol: 1cung, Sol-La: 1cung, La-Si: 1cung, Si-Đô: 1/2cung.

Nửa cung, hoặc nửa âm trên bàn phím, cho phép chúng ta viết một loạt các âm thanh khác nhau có sự liên kết trong một tác phẩm âm nhạc. Dấu thăng ký hiệu bằng biểu tượng # có nghĩa nốt nhạc cao hơn một nửa cung (hoặc nửa bậc) so với nốt nhạc cùng tên đứng trước nó, dấu thăng (#) được ghi ở bên phải của bài nhạc. Ngược lại, dấu giáng, biểu thị bằng ký hiệu ♭, có nghĩa nốt nhạc thấp hơn nốt đầu một nửa cung. Bạn sẽ nhận thấy trên hình ảnh của phím đàn và các khuông nhạc được ghi lại dưới đây, hiển thị mỗi nửa cung giữa Đô (C) và Mi (E), cho dù bạn sử dụng dấu thăng hoặc dấu giáng cho một nốt nhạc tùy thuộc vào việc bạn đang di chuyển lên hay xuống bàn phím.

Thêm một biểu tượng để tìm hiểu về nửa cung đó là dấu bình, biểu thị bằng ký hiệu ♮. Dấu bình có hiệu lực trong một ô nhịp đối với nốt nhạc cùng tên đứng trước nó có chứa dấu thăng hoặc giáng, dấu bình sẽ hủy đi dấu thăng hoặc giáng trong ô nhịp đó.

Cuối cùng, để đọc nhạc, bạn cần phải nắm được hóa biểu. Bạn đã biết được hóa biểu của một giọng, cũng là ví dụ điển hình xuyên suốt toàn bài, đó chính là giọng Đô trưởng (C)! Các thang âm trong Đô trưởng (C) mà bạn đã học được ở trên cũng chính là hóa biểu của Đô trưởng (C) (không có dấu hóa). Thang âm sẽ được đặt theo tên âm chủ của nó, là một nốt nhạc nổi bật trong thang âm, và âm chủ sẽ quyết định khóa nhạc mà bạn chơi. Bạn có thể bắt đầu bất kỳ giọng điệu nào dựa trên âm chủ bậc 1 của nó, miễn là bạn theo khuôn mẫu 1-1-1/2-1-1-1-1/2. Bây giờ, theo sau mẫu của các khóa khác khóa Đô (C) sẽ yêu cầu bạn dùng dấu thăng và dấu giáng . Vì trường hợp đó, chúng ta đặt những dấu thăng hoặc dấu giáng của bạn cho hóa biểu của bài hát bên phải trước âm tiết, sau khóa nhạc, trên bản nhạc của bạn. Điều đó cho phép bạn duy trì những dấu thăng hoặc dấu giáng trong suốt bản nhạc , trừ khi có một kí hiệu tự nhiên để ghi đè lên nó. Bạn sẽ bắt đầu nhận ra những giọng điệu chính của vài khúc nhạc dựa trên những gì mà những dấu thăng hoặc dấu giáng được hiển thị. Dưới đây là cái nhìn thoáng qua ở một số khóa nhạc sử dụng dấu thăng và dấu giáng.

PIANO PLAZA MUSIC SCHOOL

Hệ thống trường nhạc chương trình quốc tế cùng đội ngũ giảng viên đến từ Nhạc Viện Tp.HCM

Hiệu Trưởng: Thạc sĩ – Nhạc sĩ HỒ NGỌC LINH – Giảng viên Nhạc Viện TP.HCM

🏡 64 Phan Xích Long, Phường 3, Q. Phú Nhuận

🏡 Nhà Văn hóa Thanh Đa, Phường 27, Q. Bình Thạnh

☎️ (028) 6659 7775

📱 0919.569.510

📧 [email protected]

📣 https://www.facebook.com/pianoplaza.edu.vn/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 08h00 – 21h00.