Học thanh nhạc mang lại nhiều kiến thức bổ ích như: Cách ngân và rung giọng, lấy hơi, luyện thanh,… Giúp bạn sở hữu một chất giọng tốt, hát hay đem đến nhiều cảm xúc cho người nghe.
Tuy nhiên, việc học thanh nhạc cũng không hẳn là dễ. Hãy tham khảo những điều bạn cần biết khi học thanh nhạc nếu bạn theo con đường ca hát nhé.
Lợi ích của việc học thanh nhạc
Mỗi người sinh ra đã sở hữu cho mình những chất giọng riêng và không ai giống ai cả. Vì thế, sẽ có người hát hay hoặc không hay hoặc bình thường. Nên để cải thiện, gây ấn tượng hơn thì chúng ta đi học một cách bài bản.
Người ta thường nói, âm nhạc là sợi dây gắn kết tất cả mọi người với nhau. Việc học thanh nhạc đúng phương pháp giúp bạn hoàn toàn tự tin thể hiện tài năng của mình trước đám đông.
Mặt khác, âm nhạc còn chính là ngôn ngữ của tâm hồn nó giúp bạn bộc lộ cảm xúc, truyền tải tình cảm với người thân hoặc bạn bè thông qua giọng hát hay và truyền cảm.
Đồng thời, học thanh nhạc cũng góp phần tốt cho sức khỏe, cụ thể như:
– Luyện trí nhớ rất tốt vì bạn phải luôn học thuộc và nhớ lời các bài hát.
– Giúp mạch máu hấp thụ nhiều oxy thúc đẩy tinh thần tỉnh táo vì khi hát chúng ta hít vào nhiều không khí hơn.
– Giúp nhịp tim, huyết áp ổn định và giảm căng thẳng vì khi luyện thanh bạn sẽ lấy hơi, những lúc này hơi thở điều hòa nhịp nhàng.
Học thanh nhạc cần lưu ý những gì?
1. Xác định mục tiêu và sẵn sàng chia sẻ
Hãy tự đặt ra câu hỏi cho chính bản thân mình khi nghĩ đến việc học ca hát:
– Dòng nhạc sở trường của bạn là gì?
– Bạn có thực sự mong muốn theo đuổi và tiến xa hơn trên con đường này?
– Có tự tin đứng trước đám đông và thể hiện không?
– Bạn mong muốn gì sau những khóa học?
– Hay bạn có dự án nào trong tương lai không?
Sẽ có rất nhiều lý do để bạn nghĩ đến việc bắt đầu rèn luyện, trau dồi kỹ năng ca hát. Nếu đã xác định được mục tiêu của bản thân hãy sẵn sàng chia sẻ với giảng viên để thầy cô có thể hiểu và giúp bạn lên một lộ trình phù hợp, cùng đồng hành với bạn đạt được mục tiêu đã đề ra.
2. Hãy kiên nhẫn
Đừng mong đợi là bạn sẽ sớm sở hữu được giọng hát hay, đôi lúc sẽ gặp phải tình trạng nản chí hoặc xuống tinh thần.
Hãy luôn nói với chính mình là phải kiên nhẫn, đón nhận những góp ý chân thực nhất từ giảng viên để hiểu rõ về chất giọng của mình.
Hãy lắng nghe nhiều hơn, chăm tập luyện thì một ngày nào đó bạn cũng sẽ tự cảm nhận được sự tiến bộ của chính mình.
3. Bước ra khỏi vùng an toàn
Đừng ngại tập những bài hát lạ, bài khó mà giảng viên bất chợt yêu cầu. Vì mỗi dòng nhạc có cách thể hiện, tính chất và kỹ thuật riêng.
Những bài hát khó sẽ giúp bạn biết thêm kỹ thuật thanh nhạc, cách xử lý linh hoạt, thêm kiến thức mới về các dòng nhạc,… Đó là ý đồ mà giảng viên muốn truyền tải đến bạn. Đừng nói không mà hãy trên tinh thần “thử hết sức – vượt hết mình” bạn nhé.
4. Sẵn sàng tập luyện với sức khỏe tốt
Nên ăn nhẹ trước khi học khoảng 15 – 30 phút và lưu ý không nên ăn quá no, nhiều chất béo hay nhiều gia vị. Vì những chất đó rất dễ làm khàn giọng và thanh quản bị viêm sưng.
Nhớ uống nước đều đặn vì khi luyện thanh cổ họng rất dễ bị khô, nên uống chậm và từng ngụm, lưu ý không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh trong lúc luyện thanh nhé.
Tựu trung, hãy luyện tập mỗi ngày vì học thanh nhạc là cả một quá trình. Hy vọng với những gì Piano Plaza Music School chia sẻ sẽ là thông tin bổ ích cho bạn. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục đam mê nhé!
Leave A Comment