Được biết đến như một trong bốn loại loạn thần, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi tự sát, trầm cảm trở thành kẻ giết người thầm lặng đáng sợ nhất.
Điều đáng báo động là hiện nay, đối tượng trầm cảm đang dần được trẻ hoá và mở rộng phạm vi đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850000 mạng người mỗi năm. Đến năm 2020, trầm cảm sẽ là căn bệnh xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với khoảng 121 triệu bệnh nhân.
Nói cách khác, ở mọi hoàn cảnh, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nếu bạn không biết cân bằng cuộc sống thể chất và tinh thần, bạn đều có thể dễ dàng mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
TRẦM CẢM LÀ GÌ?
Trầm cảm là một dạng của rối loạn tâm thần phổ biến, với các biểu hiện như: buồn bã, mất hết sức sống, mông lung về tương lai và dần hứng thú với mọi thứ, ngại giao tiếp, luôn nhốt mình vào những dòng suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy tội lỗi, tự ti vào bản thân, rối loạn giấc ngủ, ăn uống, hay mất tập trung, xấu nhất là xuất hiện tư tưởng muốn tự sát và thực hiện nó.
Nguyên nhân của trầm cảm có thể đến từ:
- Biến cố trong quá khứ: Việc sống trong ám ảnh một thời gian dài về những chuyện không vui hoặc biến cố xấu trong quá khứ rất dễ gây áp lực lớn đè nặng lên tâm lý dẫn đến trầm cảm.
- Áp lực cuộc sống: Đây là nguyên nhân thường thấy ở đối tượng từ 16-40 tuổi khi chúng ta bắt đầu làm quen và hoà nhập với cuộc sống có quá nhiều áp lực từ phía gia đình, công việc, xã hội, tình yêu … Chính thói quen sống giả tạo, chịu đựng và ít chia sẻ khiến bản thân luôn cảm thấy ngột ngạt, bế tắc và sinh ra những suy nghĩ tiêu cực.
- Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động và làm việc không hợp lý. Đặc biệt, ít vận động làm giảm quá trình não bộ sản sinh ra các chất hoá học tạo cảm giác tốt như serotonin và dopamine, là những chất giúp bạn duy trì sự năng động và hưng phấn. Hơn nữa, việc lười vận động sẽ khiến máu huyết không được tuần hoàn tốt, thiếu oxi lên não, sức khoẻ kém, tinh thần không tỉnh táo làm các vấn đề trong cuộc sống của bạn trở nên khó khăn hơn và bạn càng dễ rơi vào trầm cảm nặng hơn.
- Do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm: thuốc an thần kinh (aminazin)/thuốc gây nghiện như thuốc an thần, ma tuý đá …
- Di truyền: Hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin thấp cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh.
Và điều đáng sợ hơn, có một sự thật là việc hơn 50% người trầm cảm đều nghĩ và thậm chí thực hiện hành vi tự sát như một hình thức giải thoát bản thân sau những tháng ngày chìm đắm trong u uất.
ÂM NHẠC CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGƯỜI TRẦM CẢM?
Khảo sát ở hai nhóm trẻ, các nhà khoa học thuộc Trung tâm liệu pháp âm nhạc Bắc Ireland nhận thấy những trẻ được điều trị bằng liệu pháp âm nhạc giảm đáng kể tình trạng trầm cảm so với nhóm không được điều trị bằng âm nhạc.
Thật vậy, từ lâu chúng ta đã phải thừa nhận rằng âm nhạc là vẫn luôn một người bạn đồng hành trên mỗi nốt thăng trầm của cuộc sống và hơn hết người bạn ấy cũng chính là liều thuốc xoa dịu tâm hồn mỗi người hữu hiệu nhất.
Nếu bạn thường xuyên đối mặt với quá nhiều áp lực của cuộc sống hiện đại dẫn đến stress, âm nhạc sẽ là phương thức thư giãn tuyệt vời nhất giúp đầu óc bạn được nghỉ ngơi nạp năng lượng. Một nét nhạc du dương cuối ngày sẽ giúp bạn giảm căng thẳng và dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu hơn sau cả ngày mệt mỏi.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên nghe những bài hát có ca từ ý nghĩa sẽ góp phần cài đặt vào tiềm thức bạn những suy nghĩ tích cực hơn, đem đến cảm giác yêu đời và lạc quan chống lại nỗi ám ảnh mang tên trầm cảm.
Vào những “người lười”, thay vì nằm buồn chán và ôm khư khư nỗi buồn trên chiếc giường đơn độc, hãy vận động một chút để cơ thể khoẻ mạnh hơn. Hay đơn giản, hãy hẹn bạn bè hay đôi khi chỉ là một mình rồi “quẩy” nhiệt tình trên một nền nhạc sôi động, vui tươi. Việc ra mồ hôi ít nhiều cũng cho phép cơ thể bạn được vận động nhiều hơn, tiết ra các chất hoá học tốt, bơm oxi lên não, giải toả nhiều năng lượng hơn, giúp bạn ăn ngon, ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất của người trầm cảm đó chính là thiếu nhu cầu chia sẻ, bao quanh bởi sự đơn độc, cô lập và bị tiêu cực hoá bản thân.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiếp xúc với âm nhạc đều có thể cải thiện các kỹ năng giao tiếp, tương tác với người khác. Điều này cực kì tốt cho những người gặp chướng ngại giao tiếp xã hội, sống khép kín. Chia sẻ với ai đó và tìm người đồng hành cũng mình luôn là biện pháp tốt nhất để kéo bản thân thoát ra khỏi mớ hỗn độn của những dòng suy nghĩ tiêu cực mà trầm cảm mang lại.
Chuyên gia Ciara Reilly thuộc trung tâm trên cho biết phát hiện này cho thấy sự cần thiết của việc bổ sung liệu pháp âm nhạc vào các phương pháp điều trị trầm cảm, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Lời kết:
Chúng ta đều thấy được sự nguy hiểm khốn lường của trầm cảm. Vì vậy, đừng để nó có cơ hội dụ dỗ và chiếm đoạt linh hồn và mạng sống của chúng ta.
Ra ngoài đi và xem xem cuộc sống này không phải còn có nhiều điều ý nghĩa hơn nỗi buồn của bạn!
Hoặc dĩ, nếu bạn tìm hoài chẳng ra cách, bạn có thế tìm đến một lớp học nhạc. Học gì cũng được, miễn bạn thích. Bạn có thể học hát, học đàn piano, guitar, violong, học sáng tác … và dùng nó như một phương thức nói lên nỗi niềm của bạn cho mọi người biết. Hay ít nhất, bạn cũng có môi trường gặp gỡ nhiều bạn bè và dùng việc luyện tập như một cách khiến bản thân bận rộn để không suy nghĩ linh tinh.
Thật lòng đấy! Cho phép bản thân được kết bạn, mở lòng ra để được yêu thương và hãy sống thật trọn vẹn cuộc đời của mình.
Và quan trọng, đừng tự lừa dối bản thân mình!
Bạn có vấn đề, hãy bình tĩnh giải quyết. Nếu không được, hãy nói với ai đó để tìm kiếm sự giúp đỡ. Bạn cũng là con người, sẽ vẫn có những vấn đề bạn không tự mình xử lý được nên đừng để lòng tự cao của bản thân nhốt bạn một mình trong căn phòng tối tăm đó.
Bạn vui, hãy lan toả niềm vui đó và cười thật nhiều. Bạn buồn, hãy tìm người tâm sự và thậm chí khóc một trận đã đời cũng được. Đừng lúc nào cũng thể hiện như mình vẫn ổn. Cái mặt nạ đó chỉ khiến bạn mệt mỏi và áp lực hơn thôi.
Nếu bạn nghĩ mình có vấn đề về tâm lý, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Piano Plaza với phương châm: “ Mọi người, mọi nhà đều có thể học nhạc. Đem âm nhạc nối kết yêu thương và mang đến hạnh phúc cho mọi người.” Chúc bạn luôn khoẻ mạnh và vui vẻ!
Để tìm hiểu và đăng kí các khoá học tại Piano Plaza, xin liên hệ:
– Điện thoại bàn: 028) 6659 7775
– Điện thoại di động: 0919 569 510
– Trụ sở: 64 Phan Xích Long, P3, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
* Website: https://pianoplaza.edu.vn/
* Fanpage: PIANO PLAZA MUSIC SCHOOL
* Youtube: PIANO PLAZA MUSIC SCHOOL
Leave A Comment