Theo lời một chuyên gia hàng đầu, nếu bạn dành thời gian để học nhạc cụ khi còn nhỏ và sự hứng thú đó biến mất khi đến tuổi thanh thiếu niên, điều đó chưa chắc là một sự lãng phí thời gian.
Giáo sư Nina Kraus, nhà khoa học thần kinh học đã nói: “Học nhạc cụ có những lợi thế to lớn cho não bộ trong giai đoạn phát triển và điều đó nên là một phần quan trọng trong giáo dục ở trường học”.
Bà chỉ ra một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng các bài học âm nhạc giúp trẻ nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình. Giáo sư Kraus đã dẫn đầu nghiên cứu đầu tiên chứng tỏ rằng học nhạc cụ sẽ làm tăng đáng kể sự nhạy cảm của não đối với  tiếng nói.


Chơi nhạc cụ có thể giúp trẻ em giải quyết tốt một bài phát biểu dù trong một lớp học ồn ào

(hình ảnh minh họa)

Bà cho rằng những lợi ích trên có thể giúp trẻ em bình thường cũng như những trẻ em có vấn đề về phát triển như hội chứng khó đọc và tự kỷ.
Giáo sư Klaus phát biểu với Hiệp hội về sự tiến bộ của khoa học ở San Diego, California: “Học nhạc cụ có thể giúp trẻ trình bày tốt bài phát biểu dù đang trong một lớp học ồn ào, thể hiện một cách sắc sảo và tinh tế về ngữ điệu thông qua giọng nói”. “Các trường học có kinh phí thấp đã mắc sai lầm khi cắt môn âm nhạc khỏi chương trình giảng dạy”.
Tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Northwestern ở Everston, Illinois, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp cho thấy hệ thống thần kinh phản ứng như thế nào với tính chất âm thanh của giọng nói và âm thanh với độ chính xác dưới mili giây.

Họ tìm ra hiệu quả mà hệ thống thần kinh diễn giải các mẫu âm thanh có liên quan đến khả năng âm nhạc. Cùng một phương pháp, họ đồng thời tìm thấy sự hiệu quả mà hệ thống thần kinh diễn giải các mẫu âm thanh có liên quan đến khả năng âm nhạc.
Giáo sư Kraus nói: “Việc chơi nhạc giúp phát triển khả năng phân tích một tổng thể thành các mẫu nhỏ có liên quan, như âm thanh của riêng một loại nhạc cụ, sự hài hòa và nhịp điệu, tất cả đều bắt nguồn từ “Âm nhạc“”. Bà cũng nói thêm: “Không có sự ngạc nhiên khi hệ thống thần kinh của các nhạc công phát huy khả năng nhất trong việc sử dụng các mẫu âm nhạc cũng như tiếng nói”.
Trước đây, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Kraus nhận thấy sự nhạy cảm đối với các mẫu âm thanh tương quan với kỹ năng đọc, nghe chống lại với tiếng ồn xung quanh. Giáo sư Kraus nói: “Hệ thống thính giác của con người được điều chỉnh theo những trải nghiệm mà họ từng có với những âm thanh trong suốt cả cuộc đời của họ.”
Việc đào tạo âm nhạc không chỉ có lợi cho việc xử lý kích thích âm nhạc. Chúng ta nhận thấy rằng nhiều năm trong việc đào tạo âm nhạc cũng có thể cải tiến cách mà âm thanh được xử lý như thế nào cho ngôn ngữ và cảm xúc.
Nghiên cứu của bà cho thấy việc chơi nhạc cụ ảnh hưởng đến việc xử lý tự động trong bộ óc, phần dưới của não nối với tủy sống. Cuống não là một vùng não bộ cổ  đại tiến hóa kiểm soát nhiều chức năng quan trọng như thở và nhịp tim, cũng như phản ứng với các âm thanh phức tạp.
Giáo sư Kraus nói: “Giờ đây chúng ta biết rằng âm nhạc về cơ bản có thể định hình các mạch cảm giác dưới vỏ não của chúng ta theo những cách để giúp tăng cường công việc hàng ngày, bao gồm việc đọc và nghe tiếng âm thanh ồn.”

 

PIANO PLAZA MUSIC SCHOOL

Hệ thống trường nhạc chương trình quốc tế cùng đội ngũ giảng viên đến từ Nhạc Viện Tp.HCM

Hiệu Trưởng: Thạc sĩ – Nhạc sĩ HỒ NGỌC LINH – Giảng viên Nhạc Viện TP.HCM

🏡 64 Phan Xích Long, Phường 3, Q. Phú Nhuận

☎️ (028) 6659 7775

📱 0919.569.510

📧 [email protected]

📣 https://www.facebook.com/pianoplaza.edu.vn/

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 08h00 – 21h00.